Lịch sử Tổ_chức_các_nước_xuất_khẩu_dầu_lửa

Xuất khẩu - nhập khẩu theo quốc gia, thùng/ngày

Vào ngày 10-14/9/1960, theo sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Venezuelan Juan Pablo Pérez Alfonso và bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Ả Rập Xê Út Abdullah al-Tariki, các chính phủ Iraq, Iran, Kuwait, Ả Rập Xê ÚtVenezuela nhóm họp tại Baghdad để thảo luận các phương án nhằm tăng giá dầu thô sản xuất ở các quốc gia này[4][5]

OPEC được thành lập nhằm thống nhất và phối hợp các chính sách về dầu mỏ của các quốc gia thành viên. Giữa năm 19601975, tổ chức này đã mở rộng bao gồm các thành viên mới như Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (1967), Algérie (1969), và Nigeria (1971). EcuadorGabon trước đây từng là thành viên của OPEC, nhưng Ecuador đã rút lui ngày 31/12/1992[6] do họ không sẵn sàng hay không thể chi trả 2 triệu đô la tiền phí thành viên và cảm giác rằng họ cần sản xuất nhiều dầu hơn chỉ tiêu mà OPEC cho phép,[7] dù vậy họ gia nhập trở lại vào tháng 10/2007. Các mối quan tâm tương tự cũng đã thúc đẩy Gabon ngừng làm thành viên vào tháng 1/1995.[8] Angola gia nhập đầu năm 2007. Na UyNga tham dự các hội nghị của OPEC với tư cách là quan sát viên. OPEC không phải không thích mở rộng nữa, Mohammed Barkindo, tổng thư ký OPEC gần đây đã đề nghị Sudan gia nhập.[9] Iraq vẫn là thành viên của OPEC, nhưng sản lượng của Iraq không nằm trong bất kỳ chỉ tiêu thỏa thuận nào của OPEC kể từ tháng 3/1998.

Tháng 5/2008, Indonesia tuyên bố rời khỏi OPEC khi hết hạn thành viên và vào cuối năm đó, nước này trở thành quốc gia nhập khẩu dầu và không thể đạt được chỉ tiêu sản xuất dầu của họ.[10] 1 bản tuyên bố do OPEC đưa ra ngày 10/9 n/2008 đã xác nhận Indonesia rút khỏi tổ chức này, trong đó có đoạn "thật tiếc là chúng tôi phải chấp nhận mong muốn của Indonesia để dừng tư cách thành viên trong Tổ chức OPEC và hy vọng rằng Quốc gia này sẽ sẵn sàng gia nhập trở lại trong một tương lai không xa." [11] Indonesia vẫn xuất khẩu dầu ngọt nhẹ và nhập khẩu dầu chua hơn (chức nhiều lưu huỳnh), nặng hơn để tận dụng chênh lệch giá (nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu).

Liên quan

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Tổ chức Thương mại Thế giới Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ chức Y tế Thế giới Tổ Chức SCP Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán cầu Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tổ_chức_các_nước_xuất_khẩu_dầu_lửa //nla.gov.au/anbd.aut-an35401025 http://www.chron.com/disp/story.mpl/business/energ... http://www.kommersant.com/p726525/ http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=990... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9E0... http://news.xinhuanet.com/english/2007-10/24/conte... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12024345m http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12024345m